Thứ hai - 17/04/2023 09:39

Những lỗi trên hệ thống đánh lửa thường gặp nhất của ô tô

Khi ô tô vận hành, không thể nào thiếu được hoạt động của hệ thống đánh lửa. Đây là bộ phận cực kỳ quan trọng, và nếu như bị hư hỏng thì sẽ khiến cho bạn gặp phải không ít những rắc rối. Để biết được những lỗi trên hệ thống đánh lửa thường gặp nhất, mời các bạn cùng tìm hiểu những thông tin cực kỳ thú vị trong bài viết này nhé!

Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trên xe ô tô như thế nào?

Cấu tạo của hệ thống đánh lửa trên xe ô tô như thế nào?

Xét về cơ bản, cấu tạo của hệ thống đánh lửa trên ô tô bao gồm mạch sơ cấp và mạch thứ cấp. Trong đó, mạch sơ cấp có nhiệm vụ lấy nguồn điện từ ắc quy (12 – 14,2V) và phát tín hiệu đến bô bin đánh lửa. Lúc này, bô pin đánh lửa sẽ có công dụng như một máy biến thế - chuyển dòng điện áp thấp từ ắc quy sang dòng áp cao (hơn 20.000V). Còn nhiệm vụ của  mạch thứ cấp là nhận nguồn cao áp từ bô pin đánh lửa và truyền chúng đến bugi qua các dây phin cao áp.

 

Nhiệm vụ chính của hệ thống đánh lửa điện tử trên ô tô bao gồm: Tạo ra dòng điện đủ mạnh (lớn hơn 20.000 V) để đánh lửa bugi và đốt cháy hỗn hợp gồm khí, nhiên liệu. Ngoài ra, bộ phận này còn có nhiệm vụ đánh lửa đúng thời điểm để có thể đốt cháy hòa khí giúp xe tạo ra công suất lớn nhất khi vận hành. 

Những lỗi thường gặp nhất ở hệ thống đánh lửa trên xe hơi

Những lỗi thường gặp nhất ở hệ thống đánh lửa trên xe hơi

 

 

Hỏng biến áp

Có thể ví bộ phận biến áp trong hệ thống đánh lửa giống như là một chiếc máy biến thế. Do đó, những lỗi thường gặp nhất ở bộ phận này bao gồm: chập mạch các vòng dây làm cháy biến áp,  cháy nắp biến áp, cháy điện trở phụ,... Lỗi của bộ phận này cũng có thể xuất phát từ một tác động cơ học nào đó, khiến nó bị bể hoặc nứt. Dù là lỗi nào hay nguyên nhân nào thì bạn cũng cần phải đưa xe đi kiểm tra và tiến hành sửa chữa, thay thế các phần bị hư hỏng.

 

Hỏng bộ chia điện 

Hỏng bộ chia điện gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống đánh lửa

 

Bộ phận chia điện có nhiệm vụ phân chia dòng điện cao áp vào đúng thời điểm cần thiết và đúng với thứ tự làm việc của động cơ. Do đó, nếu như bộ phận này bị hỏng thì sẽ gây ra tác động không hề nhỏ đối với toàn bộ hệ thống đánh lửa và động cơ. 

 

Sau thời gian dài sử dụng, bộ phận chia điện sẽ bị hao mòn đáng kể, thậm chí là bị nứt hoặc vỡ nắp delco do các tác động vật lý. Ngoài ra, lỗi của bộ phận này còn có thể đến từ một số nguyên nhân như: khe hở nằm giữa má tĩnh và má động lệch chuẩn khiến cho khả năng đánh lửa bị giảm, rotor tín hiệu bị mòn lửa bị đánh sai thời điểm hoặc bị chập chờn, lò xo điều chỉnh lửa ly tâm bị yếu,...

 

Khi gặp phải trục trặc trong bộ phận chia điện thì bạn cần đến sự can thiệp của những người thợ - những người có chuyên môn. Họ sẽ thực hiện bảo dưỡng, kiểm tra và sửa chữa từng chi tiết, vệ sinh má vít, điều chỉnh khe rotor,... để bộ phận này hoạt động bình thường trở lại. 

 

Bugi xe bị hỏng

Bạn hoàn toàn có thể bắt bệnh động cơ thông qua màu sắc của bugi. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng trong việc giúp đánh lửa cho xe một cách tốt nhất và tạo ra hiệu suất tối ưu cho động cơ của xe. Sau một thời gian sử dụng thì bộ phận này hoàn toàn có thể bị hỏng, hoặc có thể bị hao mòn do các yếu tố khác. 

 

Đối với bộ phận bugi, một số lỗi thường gặp nhất bao gồm: bugi bị mòn điện cực, vỡ đầu sứ bugi, bugi bị chảy điện cực, bugi đánh lửa không đúng tâm, bugi bị muội than làm giảm khả năng đánh lửa,...Chủ xe cần phải kiểm tra tình trạng hư hỏng và thay thế ngay lập tức nếu như bộ phận này bị hư hỏng. Sau đó, bạn cũng cần phải kiểm tra thêm hoạt động của những bộ phận khác thuộc hệ thống đánh lửa nữa nhé!

Cách cải thiện/khắc phục lỗi trên hệ thống đánh lửa của ô tô

Cách cải thiện/khắc phục lỗi trên hệ thống đánh lửa của ô tô

 

Khi hệ thống đánh lửa bị lỗi sẽ thể hiện thông qua 3 dạng tia lửa, và với mỗi dạng sẽ có những cách nhận biết khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Tia lửa của hệ thống đánh lửa bị yếu: Thể hiện thông qua việc máy nổ không được đều, động cơ bị yếu, dư xăng hay đầu bugi bị bám muội than, tia lửa có màu vàng và nẹt yếu.
  • Đánh lửa quá sớm: Nếu như tia lửa được đánh ra quá sớm thì xe của bạn sẽ có các hiện tượng như kích nổ khi ga lớn, chạy chế độ không tải nổ không ổn định, máy nóng nhanh, ngốn xăng, lâu lâu lại có hiện tượng như nổ ngược. 
  • Đánh lửa quá muộn: Nếu hệ thống đánh lửa trên ô tô tạo ra tia lửa điện quá muộn thì sẽ gây ra các hiện tượng như nhiệt độ động cơ tăng cao, xuất hiện tiếng nổ trong đường ống xả, gây tốn nhiên liệu, động cơ bị ngộp xăng, xe không tăng tốc được nhanh, khó để khởi động. 
 

Khi phát hiện những dấu hiệu trên, người sử dụng ô tô cần phải đưa xe nhanh chóng đi kiểm tra và sửa chữa kịp thời. Để khắc phục lỗi trên hệ thống đánh lửa sẽ có những phương pháp thường gặp như: đặt lại lửa cho động cơ , điều chỉnh khe hở má vít và thay thế bugi mới. Những sửa chữa này cần đến sự hỗ trợ của những thợ máy, nhân viên kỹ thuật ô tô chuyên nghiệp. Do đó, hãy tìm kiếm một nơi uy tín để có thể mang xe đến kiểm tra và khắc phục lỗi nhé!

Lời kết

Các lỗi thường gặp trên hệ thống đánh lửa của ô tô sẽ khiến cho người dùng gặp không ít rắc rối. Hy vọng thông qua những thông tin mà Siêu Thị Ô Tô Hà Nội truyền tải trong bài viết này sẽ giúp bạn có được kiến thức bổ ích. Kính chúc bạn đọc nhiều sức khỏe và đừng quên theo dõi những thông tin thú vị khác tại https://sieuthiotohanoi.vn/ nhé!

 

Xem thêm các xe ô tô cũ chất lượng cao

Tham khảo thông tin xe và giá cả

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN TẠI ĐÂY

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh

0813.7OO.9OO

Tiếp nhận khiếu nại

Tiếp nhận khiếu nại

0906.960.272

Hỗ trợ kỹ thuật

Hỗ trợ kỹ thuật

 0988.333.323

0813700900